Những loài tiêu biểu
  • Vọc mông trắng
  • Vượn đen má hung
  • Tê giác một sừng
  • Tê tê Java
  • Hổ đông dương
Triển khai thực hiện các công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; Cải cách thể ở Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình
 

Ảnh: Kết hợp hội nghi giao Ban tuyên truyền và phổ biến pháp luật

 

Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng, nghiên cứu xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, quản lý biên chế,tài sản, tài chính được giao, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT giao theo quy định của pháp luật.Về bộ máy gồm có Giám đốc và 02 phó giám đốc; Hai bộ phân chức năng là  Hành chính – tổng hợp và Nghiệp vụ Kỹ thuật.

 

Ảnh: Cán bộ Ban hướng dẫn thực hiện văn bản

Việc phân công cán bộ phụ trách công tác cải cách thủ tục hành chính; xây dựng chính quyền điện tử; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được quy định cụ thể và giao nhiệm vụ đến từng cá nhân.

Đối với công tác chỉ đạo, điều hành cải cách thủ tục hành chính: Lãnh đạo BQL đã chỉ đạo các phòng trong đơn vị triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính bám sát Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 22/11/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình năm 2020; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển các dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình năm 2020; Các văn bản chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT về công tác cải cách thủ tục hành chính và giao cho bộ phận  Hành chính tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, triển khai các nội dung liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính của đơn vị.

 Kết quả xây dựng chính quyền điện tử tại đơn vị: Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VNPT-ioffice). Lãnh đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hệ thống quản lý văn bản của cán bộ viên chức đến nay 100% cán bộ đã sử dụng hệ thống quản lý văn bản thành thạo. Hiện nay, việc gửi, nhận văn bản liên thông giữa nội bộ đơn vị và các Sở ban ngành trong tỉnh đến nay, hơn 80% văn bản là dạng văn bản điện tử. Việc xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính; việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 theo quy trình trên hệ thống 1 cửa của đơn vị không có. Thực niêm yết danh mục thủ tục hành chính và tổ chức thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích tại đơn vị được thực hiện đầy đủ và đúng quy định. Thực hiện chữ ký số và quy trình gửi nhận văn bản điện tử trên hệ thống Quản lý điều hành của tỉnh. Sau khi được cung cấp và triển khai chữ ký số đơn vị đã nghiêm túc triển khai, thực hiện việc thực hiện chữ ký số trong việc gửi, nhận văn bản trên văn bản điện tử được thực hiện đúng trình tự.

Đã thực hiện thể thức văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư. Đơn vị đã hướng dẫn cán bộ làm công tác văn thư, tổng hợp Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

 Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật: Các phòng ban trong đơn vị đã tích cực trong công tác tham mưu cho lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở ban hành các văn bản chính sách có liên quan đến lĩnh vực phụ trách, xây dựng các báo cáo về công tác xây dựng, xúc tiến đầu tư dự án, báo cáo về tình hình tài chính, thu chi ngân sách nhà nước... từ đó tham mưu xây dựng các kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Luật, văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các chính sách có liên quan và kế hoạch phát triển các lĩnh vực đơn vị phụ trách.  Kết quả công tác tuyên truyền,PBGDPL của đơn vị được thực hiện đồng bộ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, cán bộ đảng viên, viên chức và người lao động đã tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, PBGDPL hiệu quả. Đơn vị đã tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật với các nội dung như: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ sung); Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Luật lao động; Luật đất đai; Luật phòng chống tội phạm; Luật khiếu nại tố cáo, Luật việc làm; Luật An ninh mạng, Luật Bảo hiểm xã hội; Luật căn cước công dân, Luật bình đẳng giới,... và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật được triển khai: Các hình thức tập trung tuyên truyền, PBGDPL thường xuyên, chủ yếu thông qua việc tổ chức hội nghị chuyên đề, hội nghị giao ban lồng ghép tại BQL, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua Tủ sách pháp luật, tuyên truyền pháp luật thông qua hình thức sử dụng mạng Internet, gửi tài liệu đến cán bộ, viên chức….Xác định nội dung trọng điểm cần tập trung tuyên truyền trong từng thời điểm phù hợp với đặc điểm, tình hình; Ngày Pháp luật định kỳ và hưởng ứng Ngày Pháp luật (ngày 09/11 hàng năm) đã được đơn vị đã xây dựng tổ tức triển khai tới các phòng và tới từng cá nhân thực hiện nghiêm túc “Ngày pháp luật”; Đơn vị đã xây dựng kế hoạch số 99/KH-BQL ngày 08/11/2019 kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước và đã triển khai nội dung kế hoạch số 646/KH-SNN ngày 30/3/2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT và Kế hoạch số 64/KH-BCĐ ngày 22/3/2020 của Ban chỉ đạo Công tác bảo vệ Bí mật nhà nước tỉnh Ninh Bình tới toàn thể cán bộ viên chức và người lao động trong BQL; giao việc tổng hợp báo cáo kết quả cho phòng HC-TH thực hiện khi đến thời hạn báo cáo.

 Những ưu điểm đạt được trong thời gian qua: Được có sự quan tâm chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong ngành và các địa phương.  Các cán bộ trong BQL chủ yếu là cán bộ trẻ nên việc tiếp cận, áp dụng các công nghệ nhanh, linh hoạt.

 Những tồn tại, hạn chế:  Số lượng, số lần các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chưa nhiều. Công tác xây dựng chính quyền điện tử còn khá mới mẻ nên việc tiếp cận và thực hiện đôi khi còn lúng túng, chậm chạp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hình thức tuyên truyền chưa thật sự đa dạng, phong phú. Trình độ nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động không đồng đều dẫn đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Chưa có nguồn kinh phí cấp cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Cơ sở hạ tầng như hệ thống máy tính, máy scan, đường truyền mạng để thực hiện chính quyền điện tử đôi khi còn gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết quả xử lý công việc.

Để công tác công tác cải cách thủ tục hành chính,  xây dựng chính quyền điện tử; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các đơn vị trong thời gian tới được thực hiện tốt Lãnh đạo đơn vị đã đề ra các biện pháp là:  Tiếp tục triển khai, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tới toàn thể cán bộ viên chức, người lao động trong đơn vị. Nâng cao chất lượng và số lượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp tốt hơn nữa với các đơn vị trong Sở và các địa phương trong tỉnh để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và thực hiện chính quyền điện tử theoThông tư số 01/2019 Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính quyền điện tử của cán bộ, viên chức của đơn vị.

 

Bài, ảnh: HCTH


  • Từ khóa :
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Tin mới
Video clip
TVC Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
  • TVC Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
  • Xúc tiến đầu tư tại Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
  • Quy hoạch Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
1 2