Hội thảo đầu bờ “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Sim làm nguyên liệu và phục vụ du lịch tại Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình”
Các đại biểu dự
Hội thảo (Ảnh: HCTH)
Dự hội thảo có đại diện Lãnh đạo Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nho
Quan, UBND xã Kỳ Phú, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh
Ninh Bình và các hộ dân trên địa bàn.
Trong 3 năm qua, Tổ đề
tài đã tổ chức điều tra sự phân bố của cây sim; thu thập cơ sở khoa học,
nghiên cứu khoanh nuôi khu vực có cây sim phân bố tự nhiên; xây dựng bản mô tả
đặc điểm sinh học cây mẫu giống sim; tiến hành thu mua mẫu giống sim…
Cùng với đó,
triển khai làm vườn mẫu giống cây sim: Thu mua được 2.000 gốc sim giống (cây
mẹ) cung cấp cành để giâm, ươm và cho hạt sau này để gieo trồng; tiến hành
trồng tại vườn tập hợp giống được thu thập tại một số địa phương. Theo dõi chặt
chẽ các chỉ số về chiều cao, đường kính thân, đường kính tán, thời gian phát
triển, cho ra hoa và nụ… của cây giống.
Đồng chí Tô Văn Vượng, Giám đốc Ban quản
lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình trình bày Báo cáo
tình hình thực hiện Đề tài
(Ảnh: HCTH)
Kết quả cho
thấy, lượng cây giống đưa về đạt chất lượng tốt, mô hình trồng tiến hành một cách
thuận lợi. Cây phát triển và cho lượng giống có thể cung cấp về nguyên liệu và
giống trồng trong và sau đề tài.
Từ hai mô
hình trồng thâm canh 3 ha cây thực sinh (1,5ha) và cây giâm (1,5ha) cho thấy:
Đối với mô hình cây giâm bước đầu đã ra cho kết quả (90% cây trồng đã ra hoa).
Hội thảo
nhận được các ý kiến đóng góp xây dựng của kỹ thuật viên, các hộ dân trực tiếp
tham gia ở địa phương. Những thông số kỹ thuật, ưu nhược điểm, đúc kết kinh
nghiệm từ mô hình cây thực sinh và cây giâm.
Đồng chí Hoàng Trọng Lễ, Phó Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ (Chủ trì Hội nghị) đánh giá tình hình
thực hiện Đề tài (Ảnh: HCTH)
Qua đánh
giá, đề tài đã bước đầu nghiên cứu thành công khả năng nhân giống cây sim bằng
hai phương pháp: gieo ươm hạt và giâm cành.
Hai mô hình
nhân giống này có khả năng cung cấp cây giống cho đề tài trong và sau khi triển
khai, cũng như tuyên truyền cho người dân quan tâm, từ đó nhân ra diện rộng.
Mô
hình thành công không chỉ cải tạo nguồn đất cằn cỗi, hoang hóa vùng đồi núi, mà
còn đem lại nguồn thu đáng kể từ thu hái quả sim, đồng thời tạo cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, môi trường du lịch sinh thái cho Công viên động vật hoang dã
trong tương lai gần.
Các vị đại biểu và các
hộ dân tham quan mô hình vườn Sim (Ảnh: HCTH)
Tin: HCTH