Nâng cao công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Trong
thời gian qua, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại
tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với kiểm lâm địa bàn, UBND xã Kỳ Phú tăng cường
bám cơ sở, nắm bắt thông tin, thường xuyên kiểm tra và tuyên truyền về Luật Lâm
nghiệp, các quy định liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp tại địa bàn được phân
công phụ trách. Bên cạnh đó, cán bộ Ban quản lý Công viên động
vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình còn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể,
chính quyền địa phương tích cực tuyên
truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng đến từng thôn, bản có diện tích rừng phòng
hộ tại Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
Hiện nay, Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại
tỉnh Ninh Bình có diện tích đất có rừng là khoảng hơn 300 ha và chủ yếu là
rừng tự nhiên rừng phòng hộ hơn 130 ha (chiếm tỷ lệ hơn 40%). Thời gian qua,
lực lượng cán bộ Ban quản lý Công viên
động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã phối hợp tốt với kiểm lâm
huyện Nho Quan và chính quyền các xã trên địa bàn trong công tác quản lý, bảo
vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.
Tuần
tra giám sát rừng (Ảnh: HCTH)
Cùng với đó, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc
gia tại tỉnh Ninh Bình còn xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Chính vì
vậy, Ban quản lý Công viên đông vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã chỉ
đạo các
Bộ phận trực thuộc tăng cường phối hợp chính quyền các xã tăng
cường nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, nhất là đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm
soát lâm sản, chú trọng địa bàn trọng điểm, vùng giáp ranh; kiểm tra, ngăn
chặn, xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp trái pháp luật;
tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý
thức cho người dân và các chủ rừng, công tác khai thác đá cảnh và lấy cây cảnh.
Phối
hợp với kiểm lâm địa bàn, ban quản lý rừng phòng hộ trong công tác quản lý,
bảo vệ rừng (Ảnh: HCTH)
Để đảm bảo chất lượng trong công tác bảo vệ rừng và sự
nhận thức của người dân được nâng cao, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã
Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phương xây dựng quy ước
bảo vệ rừng; tuyên truyền sâu rộng về chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng, nhằm giúp cho người dân cùng nhau bảo vệ rừng bởi vì bảo vệ rừng chính
là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Người dân địa phương từng bước nâng cao ý thức, trách
nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của người dân. Quan đó, rừng được bảo vệ an toàn, tăng độ che
phủ. Người dân cũng dần có thu nhập ổn định nhờ được chi trả tiền dịch vụ môi
trường rừng và khai thác lâm sản phụ trong rừng theo quy định.
Nhờ công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng nhân
dân đã nhận thức được phải bảo vệ rừng tốt, thì mức chi trả
tiền ngày càng cao sẽ giúp người dân cải thiện được cuộc sống.
Những năm qua, nạn phá rừng làm nương đã chấm dứt hẳn do địa phương đã xây dựng được quy ước bảo vệ rừng đồng thời thành lập tổ
tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng kịp thời.
Chuẩn
bị cây giống để trồng rừng (Ảnh: HCTH)
Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã thành phong
trào lan tỏa rộng khắp các thôn bản, các hộ nông dân trên địa bàn đã tích cực
nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Các vụ vi phạm pháp luật về việc khai thác
gỗ trái phép đã giảm rõ rệt, tính chất các vụ việc không còn phức tạp. Những
địa bàn từng một thời nóng về tình trạng khai thác, buôn bán và vận chuyển lâm
sản trái quy định cũng đã dần ổn định, kiểm soát được tình hình. Tất cả là nhờ
ý thức của người dân, vai trò của chính quyền được nâng cao. Đặc biệt là chính
sách chi trả môi trường rừng đã lan toả tình yêu rừng đến với người dân.
Bên
cạnh đó việc trồng rừng thay thế cũng là một cách bảo vệ và tăng diện tích bao
phủ rừng trong những năm qua đã được ban quản lý thực hiện rất tốt. Hiện tại, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình hoàn thành công tác trồng thêm được
hơn 10 ha rừng.
Bài: HCTH