Tăng cường phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ tại Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Năm
2022 theo dự báo của các ngành chức năng, mùa mưa năm nay,
thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực
đoan như mưa lớn, lũ ống, lũ quét, giông, lốc, sét… có thể xảy ra trên địa bàn
tỉnh. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ban quản lý đang tập
trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc ban quản lý chủ động xây dựng
phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) và thực hiện nghiêm túc kế hoạch cũng
như các phương án PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã đề ra.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, từ
đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều đợt thiên tai lớn, gây thiệt hại về tính
mạng và tài sản của nhân dân. Các đợt mưa lớn kèm giông, sét, nhiều người bị
thương hàng trăm ha hoa màu bị thiệt hại và nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị
hư hỏng.
Để chủ động phòng, chống,
ứng phó kịp thời, hiệu quả giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây
ra, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình yêu cầu
các đơn vị theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến mưa lũ. Các các phòng chuyên
môn lập kế hoạch để có phương án phòng, chống mưa bão kịp thời; triển khai phương
án ứng phó với tình huống mưa bão có khả năng diễn biến phức tạp, đảm bảo an
toàn cho công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
Ảnh:
Hành lang đường điện bị ảnh hưởng
Để chủ động ứng phó với thiên tai trước mùa mưa bão, ban
quản lý thực hiện phương châm “4 tại chỗ” tại địa bàn, thường xuyên trực và
theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để kịp thời ứng phó khi có tình huống bất
ngờ xảy ra. Tổ chức tập huấn, diễn tập nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công
nhân viên chức; chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực phục vụ theo phương châm
“4 tại chỗ”.
Ngay từ đầu
năm, đã tiến hành tổng kết công tác PCTT năm 2021, chủ động xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN
năm 2022. Triển khai công tác phòng chống thiên tai. Trong 6 tháng đầu năm 2022
ban quản lý công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Binh đã xảy ra
hai sự cố làm thiệt hại lớn đầu tiên là sét đánh tập chung làm hệ thống đường
điện bị hư hỏng nặng làm hơn 30 quả sứ và đường dây điện bị đứt, thứ hai là mưa
lũ diễn biến phức tạp là xói lở gần trăm mét đường nhựa bê tông. Đề khắc phục
ổn định hoạt động của đơn vị Lãnh đạo ban đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phát
tỉa cây cối dưới hành lang điện, gia cố tuyến đường những chỗ xung yếu có
phương án phòng chống.
Ảnh: Xói mòn trên tuyến đường bê tông nhựa
Bên cạnh đó Ban quản lý còn có hệ thống ao hồ lớn phục
vụ công tác phòng chống cháy rừng đây là hệ thống lớn do đó trước mùa mưa Lãnh
đạo ban đã chỉ đạo gia cố các bờ hồ đề mưa lũ không ảnh hưởng đến mực nước và
thông báo tới các bản trên địa bàn về tình hình ao hồ khuyến cáo người dân
không nên lại gần nhất vào mùa mưa lũ nước dâng cao dễ gây tại nạn.
Cùng với đó, Ban lãnh đạo cũng chỉ đạo cán bộ công
nhân viên chức tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân, chặt tỉa
cành cây gần nhà và ven đường có khả năng gẫy, đổ; phát huy ý thức tự giác, chủ
động phòng, chống thiên tai theo phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp
thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Theo dõi các bản tin hàng ngày, bản
tin dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai để thông tin cho nhân dân trong vùng
có biện pháp phòng tránh, sơ tán và thu hoạch hoa màu kịp thời. Chủ động kiểm
tra rà soát, xác định các vùng, điểm trọng yếu có nguy cơ cao xảy ra hiện tượng
sạt lở đất, ngập úng, lũ ống, lũ quét... để xây dựng phương án dự phòng, chủ
động xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, tăng
cường ứng dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo thiên tai. Chuẩn bị các điều
kiện để cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống
và nhu yếu phẩm khác tại Ban quản lý khi xảy ra bị chia cắt với bên ngoài.
Bài, ảnh: HCTH