Sự cần thiết điều chỉnh Đề án xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
Theo phân kỳ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
154/QĐ-TTg ngày 29/01/2015 đến năm 2025 sẽ đưa toàn bộ dự án vào hoạt động và
khai thác. Tuy nhiên đến nay, Đề án mới triển khai được một phần Phân khu động
vật hoang dã trên 06 Phân khu của toàn Công viên và phần diện tích đất được thu
hồi để thực hiện Đề án là: 60ha/1.155,43ha (chiếm 5,19%). Do đó, tiến độ thực
hiện đang rất chậm so với tiến độ được Thủ tướng phê duyệt. Hiện tại thời gian
thực hiện Đề án còn 03 năm theo phân kỳ đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, nếu không điều chỉnh Đề án sẽ gây khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu
tư ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư đã, đang đầu tư tại Công viên cũng như
việc hoàn thành xây dựng đưa Công viên vào vận hành khai thác.
Hạng mục đầu tư xây dựng: Một số hạng mục
công trình, dự án thành phần được bố trí đầu tư bằng vốn ngân sách đến nay
không còn phù hợp như: công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã; hạng mục tiếp
nhận, trao đổi, sưu tầm, chăm sóc động vật hoang dã trong và ngoài nước; đầu tư
cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu chăm sóc, bảo tồn động vật; đầu tư phân khu chăm
sóc, nghiên cứu phát triển... Việc điều chỉnh hạng mục đầu tư nhằm thu hút các
nhà đầu tư có kinh nghiệm chuyên sâu và nguồn lực kinh tế xã hội để thực hiện,
phù hợp với các quy định của pháp luật. Để Đề án vận hành khai thác hiệu quả,
tiết kiệm nguồn vốn từ ngân sách, đồng thời tập trung nguồn vốn ngân sách được
bố trí cho các dự án, hạng mục khác thuộc Đề án.
Tổng mức đầu tư: Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang
dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 154/QĐ-TTg ngày 29/01/2015, đến thời điểm hiện tại đơn giá xây dựng, kinh
phí GPMB đã nhiều lần thay đổi. Do đó, việc điều chỉnh lại tổng mức đầu tư tăng
nguồn vốn xã hội hóa (giữ nguyên tổng mức đầu tư phần vốn ngân sách nhà nước) đảm
bảo thực hiện đúng tiêu chung, mục tiêu cụ thể của Đề án và quy hoạch đã được
phê duyệt là rất cần thiết.
Danh mục các loài động vật bảo tồn: Theo Đề án đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh
Ninh Bình với mục tiêu bảo tồn, cứu hộ 3000 cá thể động vật hoang dã thuộc 250
loài động vật. Tuy nhiên hiện tại chính sách nhà nước cấm nhập khẩu, trao đổi
mua bán động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm cũng như nhiều loài động vật trong
đề án đã tuyệt chủng (như tê giác một sừng). Do đó, việc điều chỉnh danh mục
các loài động vật bảo tồn trong Công viên đảm bảo mục tiên bảo tồn, cứu hộ 3000
cá thể động vật hoang dã thuộc 250 loài động vật, ưu tiên cứu hộ, bảo tồn các
loài động vật nguy cấp, quý hiếm theo phụ lục I, phụ lục II Nghị định số
84/2021/NĐ-CP và các loài động vật nguy cấp, quý hiếm trong phụ lục công ước Quốc
tế CITES.
Sự cần thiết bổ cơ chế đặc
thù: dự án quy mô lớn cần nhiều nguồn vốn xã hội hóa cần có cơ chế ưu đãi, thu
hút vốn đầu tư; cơ chế đặc thù cho công tác GPMB cũng như bố trí nguồn vốn cho
công tác GPMB bằng nguồn ngân sách tỉnh; cơ chế cho công tác sưu tầm, cứu hộ và
trao đổi động vật (nhà nước câm mua bán động vật nguy cấp quý hiếm); dự án mới
chưa có tiền lệ có cơ chế thuê chuyên gia trong và ngoài nước cho thiết kế, xây
dựng, vận hành và chăm sóc động vật; cơ chế cho công tác quản lý vân hành công
viên sau nay (thành lập công ty cổ phần quản lý vận hành công viên).
Việc kết hợp các mục tiêu
Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình, mục tiêu bảo tồn nguồn
gen, mục tiêu nghiên cứu phát triển, mục tiêu kinh doanh du lịch sẽ đem lại cho
dự án sự phát triển hài hòa và sự độc đáo tuy nhiên cũng là thách thức cho công
tác đầu tư xây dựng, công tác quản lý và khai thác dự án với nhiều khó khăn phức
tạp đòi hỏi phải có chính sách cụ thể và đặc thù
Dự án có tính chất kết hợp
đặc biệt: Kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu, công viên động vật
hoang dã và kinh doanh du lịch, có quy mô lớn và tính chất quan trọng. Đây là dự
án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam do vậy cần
có các hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện đề án.
Bài, ảnh: HCTH