24/10/2022
Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tai tỉnh Ninh Bình
Tuy nhiên đến thời
điểm hiện tại, Đề án mới triển khai thực hiện thi công dự án đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ Châu Á, dự án đầu tư xây dựng giai đoạn I tuyến
đường giao thông Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình nối với
Quốc lộ 45 và Tỉnh lộ 479D và dự án phòng cháy, chữa cháy kết hợp cấp nước Công
viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình. Theo Quyết định số
1060/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc giao chi tiết kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 thì nguồn vốn trung ương không được
bố trí cho Đề án Công viên. Do đó, việc thực hiện Đề án theo phân kỳ đầu tư đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt không thể thực hiện được
Về
nguồn vốn
Nguồn vốn bố trí từ ngân
sách nhà nước: Theo phân kỳ đầu tư
được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 154/QĐ[1]TTg
ngày 29/01/2015, đến hết năm 2025 Đề án sẽ đi vào vận hành và khai thác. Trung
bình tổng vốn ngân sách bố trí cho Đề án khoảng 151 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên đến
nay, tổng số vốn ngân sách mới bố trí cho dự án là 159,316 tỷ đồng (trung bình
15,93 tỷ đồng/năm). Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách bố trí để hoàn thành dự
án còn khó khăn. Từ năm 2017-2020, Đề án không được bố trí vốn nên đã phải tạm
dừng thi công, một số hạng mục thi công dang dở không được hoàn thiện, cùng với
thời gian, tác động của thiên tai dẫn đến hư hỏng và xuống cấp như: đường giao
thông, hồ nước và đặc biệt là các hàng rào sắt (của Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng
khu nuôi thả thú dữ châu Á) đã gia công nhưng chưa lắp đặt gây thiệt hại cho
Nhà thầu và khó khăn cho công tác quản lý.
Nguồn vốn huy động xã hội
hóa: Nguồn vốn xã hội hóa: Việc
thu hút đầu tư các nguồn vốn trong nước và nước ngoài hiện nay còn ít, nhất là
những nhà đầu tư nước ngoài (hiện mới thu hút được 204,888 tỷ đồng/5.247 tỷ đồng
(chiếm 3,90%)). Nguyên nhân chính là cơ sở vật chất và hạ tầng của Công viên hiện
tại chưa được đầu tư dẫn đến việc thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư gặp nhiều khó
khăn.
Khó
khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Theo điểm c, khoản
7, Điều 1 của Quyết định số 154/QĐ-TTg ngày 29/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ
thì phần vốn giải phóng mặt bằng liên quan đến xây dựng Công viên là nguồn vốn
ngân sách địa phương. Nhưng hiện nay công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn
đang sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương để chi trả. Ranh giới sử dụng đất của
Đề án thuộc các xã vùng núi của huyện Nho Quan, hầu hết người dân là đồng bào
các dân tộc thiểu số nên điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, hiểu biết về chính
sách pháp luật còn nhiều hạn chế gây nhiều khó khăn và kéo dài thời gian trong
quá trình giải phóng mặt bằng. Trong khu vực đất được bố trí cho Đề án tổng thể
Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình có cả những dự án có
trước, dẫn đến các dự án xâm hại lợi ích của nhau. Khi thực hiện các dự án phải
điều chỉnh lại, làm lãng phí nhiều thời gian khi thực hiện. Một trong những
nguyên nhân chủ yếu khiến công tác GPMB gặp trở ngại là do đơn giá bồi thường đất
theo quy định thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Tại Quyết định số
48/2019/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về ban hành Bảng giá
các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì đơn giá đền bù
đất, hoa màu, vật kiến trúc ở thời điểm hiện tại đã tăng lên khá nhiều so với
thời điểm Đề án được phê duyệt tháng 1 năm 2015.
Khó khăn trong công tác thu hút các nhà đầu tư: Hệ thống hạ tầng kỹ
thuật Công viên: Việc kêu gọi nguồn vốn xã hội hoá để thực hiện Công viên còn
khó khăn nguyên nhân chính là cơ sở vật chất và hạ tầng của Công viên hiện tại
chưa được đầu tư đồng bộ. Chính sách: Hiện nay có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến
dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ Châu Á cũng như nhiều dự
án khác trong Công viên. Tuy nhiên do chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục
việc chuyển đổi hình thức đầu tư dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sang
hình thức xã hội hóa, vì vậy các Bộ, ngành có liên quan đang gặp khó khăn trong
việc hướng dẫn thủ tục pháp lý cho UBND tỉnh Ninh Bình trong quá trình chuyển đổi
hình thức đầu tư.
Bài, ảnh: HCTH