Hiệu quả từ các mô hình nông nghiệp đươc thực hiện trên địa bàn miền núi
Các mô hình đã được thực hiện trong giai đoạn 2016-2021
được 9 mô hình, trong đó 02 mô hình chăn nuôi, 02 mô hình trong lĩnh vực trồng
trọt, 05 mô hình thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Các mô hình được triển khai đến từng
hộ nông dân và bước đầu đã đạt được những kết quả ban đầu.
Ảnh: Họp triển khai thực hiện các mô hình
Trong lĩnh vực trồng trọt cùng với việc áp dụng thâm canh
tăng vụ để đảm bảo an ninh lương thực, tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp tập
trung vào việc chuyển đổi hình thức sang sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với
tiêu thụ bằng việc khai thác các lợi thế so sánh của địa bàn xã Kỳ Phú như sản
xuất sản phẩm đặc hữu, sản xuất giống, sản xuất cây lâm nghiệp...một số kết quả
cụ thể:Đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp bền vững thực hiện các mô hình về chuyển
đổi một số mô hình kém hiệu quả sang mô hình có hiệu quả kinh tế cao. Ban đã đi
đến thực hiện “mô hình trồng thử nghiệm trồng giống cỏ mới làm thức ăn chăn
nuôi trên đất đồi núi”, Mô hình thử nghiệm trồng thâm canh rừng sản xuất cây
Lim và Keo, mô hình thử nghiệm trồng thâm canh rừng sản xuất cây Lát và Keo, mô
hình thử nghiệm trồng thâm canh rừng sản xuất cây Lim và Keo, mô hình thử nghiệm
trồng thâm canh rừng sản xuất cây xoan. mô hình thử nghiệm trồng thâm canh rừng
sản xuất cây Dổi và Keo. Mô hình triển khai đã đạt được những hiệu quả như: Mỗi
mô hình đã tập huấn được trên 60 lượt người về kỹ thuật trồng của từng loại cây
cho những người dân quan tâm và người hộ gia đình; Triển khai thực hiện được mô
hình mỗi mô hình 03ha giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao, bước đầu đạt
hiệu quả kinh tế.

Ảnh: Triển khai mô hình lâm nghiệp trên vùng đất đồi núi Nho Quan
Trong lĩnh vực
chăn nuôi. Xác định chăn
nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong địa phương và toàn tỉnh, cũng là một
trong những mũi nhọn trên địa bàn của đơn vị; trong đó chú trọng đến tái cơ cấu
trong hình thức sản xuất:Để xản xuất chăn nuôi cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm
trên địa bàn xã và xuất bán địa bàn phụ cận.
Ban quản lý đã tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật các hộ gia đình chuyển
dịch cơ cấu gia trại và trang trại từ chăn nuôi nhỏ lẻ thành chăn nuôi tập
chung. Chuyển đổi một số mô hình chăn nuôi thành chăn nuôi theo hướng thịt có
chất lượng cao, năng suất tốt.Ban quản lý đã tập chung triển khai các mô hình về
chăn nuôi nhằm tăng chất lượng thịt lợn, bò BBB đạt hiệu quả cao trong chăn
nuôi như mô hình “Nuôi lợn rừng lai, lợn
mường” “Thử nghiệm chăn nuôi bò
BBB”mô hình triển khai đã tập huấn được trên 120 lượt người tham gia tìm hiểu về
kỹ thuật chăn nuôi cơ bản, cách quản lý đàn lợn và chăm sóc đàn lợn đạt hiệu quả
cao nhất. Đơn vị cũng đã tiến hành thực hiện mô hình trên địa bàn với quy mô 30
con lợn rừng lai và 30 con lợn mường. Qua mô hình đã được hộ gia đình và người
dân địa phương khẳng định đã đạt hiệu quả cao về kinh tế. Đặc biệt với mô hình
chăn nuôi bò BBB đã khẳng định đây là một hướng đi mới của địa phương, với con
bò lai mới khả năng tăng trọng của đàn bò (800-900gr/con/ngày) là một lợi thế lớn
tạo ra hiệu quả.
Trong số các mô hình được triển khai có 02 mô hình có hiệu quả và được nhân
dân nhân rộng có tính điển hình tại địa phương là: Trồng trọt:
01 (mô hình chuyển đổi một số
diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi)
Trồng cỏ
Parkchong mục đích làm nguồn thức ăn lớn phục vụ cho chăn nuôi gia súc, giúp được
người chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn, có thể chăn nuôi quy mô lớn, tiết
kiệm được công lao động chăn thả. Nhằm năng cao giá trị kinh tế ngành chăn
nuôi. Ngoài ra, các hộ trồng cỏ có thể bán cho các trang trại, gia trại chăn
nuôi với giá cỏ 600 đồng/kg. Chu kỳ sinh trưởng phát triển cỏ một năm có thể
thu hoạch được 6 lứa. Sau khi các hộ đầu tư trồng cỏ đến khi thu hoạch được 2 lứa
đã hoàn vốn đầu tư ban đầu. Từ các lứa thứ 3 trở đi, với chi phí đầu tư phân
bón hóa học (100.000 đồng/12 kg Đạm Urê/lứa), công chăm sóc và thu hoạch
300.000 đồng/sào/lứa. Dự kiến có thể thu hoạch ít nhất 2088 kg/sào/lứa sẽ cho
thu lợi nhuận từ lứa 3 trở đi. Ước tính một năm năng suất đạt được 11.817
kg/sào. Tổng thu ước đạt 7.090.200 đồng/sào. Trừ chi phí lợi nhuận ước đạt 3.486.200 đồng/sào/năm tương đương
96.811.774 đồng/ha/năm. Giá thành sản xuất 1 kg cỏ ước đạt là 305 đồng. Các hộ
sản xuất bán cỏ với giá 600 đồng/kg sẽ có lãi 295 đồng/kg. Hiện nay, mô hình trồng
cỏ trên địa bàn xã Kỳ Phú vẫn đang được triển khai và phát triển tốt, diện tích
triển khai trên 20ha cỏ được trồng trên toàn xã Kỳ Phú. 01 mô hìnhLâm nghiệp(mô hình trồng rừng sản xuất thâm canh cây gỗ xoan).Cây xoan địa phương xã
Kỳ Phú tỏ ra có lợi thế bởi dễ trồng, lớn nhanh. Xoan cũng dễ tính, phù hợp với
nhiều vùng đất, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây xoan, cây dễ
trồng, phát triển nhanh thời gian thu hoạch từ 5 năm trở lên là có thể thu hoạch
đến 10 năm là cây đã phát triển đủ lớn cho giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ vì
thị trường vào thời điểm nào cũng có nhu cầu, nêu so với các cây trồng khác để
có được thu nhập như nhau thì thời gian chăm sóc và sinh trưởng sẽ lớn hơn rất
nhiều. Hiện
nay, đầu ra khá thuận lợi, các cơ sở mộc trên địa bàn đến tận vườn để thu mua,
giá trị cao gấp 3 - 4 lần so với trồng cây keo lai. Thấy được giá trị từ xoan
nên có khá nhiều hộ mở rộng quy mô trồng xoan, bà con tận dụng đất vườn, đất vệ
đường, bờ rào, đất rừng. Tổng diện tích xoan trên địa bàn đạt hơn 30 ha.

Ảnh: Mô hình chăn
nuôi thỏ sinh sản
Tồn tại, hạn chế của việc thực hiện mô hình
trên địa bàn vùng núi.
Việc triển khai thực hiện các mô hình hiện nay
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại và hạn chế. Trước tiên phải kể đến hệ thống
sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu thụ.
Đối với các mô hình lâm
nghiệp thì chu kỳ khai thác các mô hình cây lâm nghiệp thường dài từ 7-15 năm
do đó chưa thể đánh giá hết được quy mô, hiệu quả kinh tế của các mô hình.
Đối với các mô hình trồng trọt do nguồn gốc
các chủ trang trại là nông dân chưa qua đào tạo quản lý điều nay gây ra khó
khăn trong sản xuất kinh doanh. Tư liệu sản xuất trong tay người nông dân chủ
yếu là đất việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị trang thiết bị còn
hạn chế. Đa số người dân thực hiện mô hình lấy lợi thế là đất và sử dụng lao
động đơn giản để khai thác, do đó các sản phẩm trồng trọt ra là sản phẩm thô,
năng suất và chất lượng thấp.
Đối với chăn nuôi một trong
những nguyên nhân phổ biến khiến giá thành cao là do thức ăn chăn nuôi, con
giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều, giá thành đầu ra bấp
bênh. Hơn nữa, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các
công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
Ảnh: Mô hình trồng keo và dổi
Bài
học, kinh nghiệm làm 1 mô hình thành công.
Cần sự quan tâm, tập chung lãnh đạo của
các cấp các ngành trong triển khai thực
hiện mô hình. Coi trọng biện pháp tuyên truyền giáo dục và sâu rộng nhằm nâng
cao nhận thức và hưởng ứng xây dựng mô hình nông thôn mới đến từng cá nhân.
Xây dựng quy hoạch vùng, lợi thế vùng tạo
ra vùng sản xuất hàng hóa tập chung. Bám sát định hướng của địa phương để phát
triển kinh tế.
Thường xuyên
theo dõi bám sát mô hình. Triển khai theo từng
bước, từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, tạo thu nhập, hình thành dần
sự tự tin, chủ động, thay thế cho tâm lý tự ti, thụ động trong tâm lý cho người
dân.
Quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật.
Tạo điều kiện về vốn và tạo cơ sở để tập chung nguồn lực về đất và lao động.
Ảnh: Kiểm tra thực
hiện mô hình
Định hướng, giải pháp thời gian tới
- Đây là mô hình điểm để người dân có thể học tập đo đó cần
tiếp tục quan tâm. Có các giải pháp về cơ chế, chính sách tạo đầu ra cho sản phẩm.
- Cần có những chính sách hỗ trợ bằng nhiều cách để nông dân nhanh chóng tiếp
cận nhanh hơn, nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi để mở rộng và phát triển sản xuất.
Cùng với đó là cần tư vấn rộng rãi và thường xuyên hơn với nông dân từ các mô
hình kinh tế, giúp nhiều nông dân tránh phải tự thân đi tìm nguồn vốn và các giải
pháp khoa học kỹ thuật.
- Để thay đổi triệt để tư duy ngán ngại của nông dân, các nhà chuyên môn và
lãnh đạo cần huy động sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành, địa
phương và đơn vị có liên quan. Bởi muốn có mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững,
nông dân không chỉ cần được hỗ trợ tập huấn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mà cần được kết nối với doanh nghiệp chế biến và nhà tiêu thụ để đảm bảo
đầu ra sản phẩm, cũng như cần có đường giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng
hóa.
Bài, ảnh: HCTH