Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Dự án Công viên động vật hoang dã được đẩy mạnh.
Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình là dự án rất lớn và chưa
có dự án tương tự triển khai tại Việt Nam. Dự án được xây dựng, phát triển,
hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự án đang được tỉnh Ninh Bình đẩy nhanh
tiến độ GPMB và xây dựng các phân khu theo quy hoạch. Song song với công tác
xây dựng, Ninh Bình cũng đang nỗ lực thu hút đầu tư với nhiều cơ chế, chính
sách ưu đãi. Hiện, Ban quản lý Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh
Bình đang tiếp tục triển khai kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự
án tiếp theo tại Công viên theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Theo Ban
quản lý Dự án Công viên Động vật hoang dã: Ngày
29/1/2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên Động
vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình tại Quyết định số 154/QĐ-TTg, địa điểm xây
dựng dự án tại 2 xã Kỳ Phú và Phú Long thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Dự án bao gồm 6
phân khu chính: Phân khu động vật hoang dã; Phân khu chăm sóc - nghiên cứu và
phát triển; Phân khu Trung tâm dịch vụ; Phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề;
Phân khu cây xanh sinh thái; Phân khu tái định cư và nhà công vụ. Tổng diện
tích xây dựng là 1.155,43ha, với nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.368 tỷ đồng.
Trong đó, vốn xã hội hóa khoảng 5.247 tỷ đồng (71,2%) đầu tư cho các hạng mục:
Xây dựng hạ tầng các phân khu và các dự án, công trình dịch vụ, du lịch trong
phạm vi Công viên. Vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 2.121 tỷ đồng (28,8%) đầu tư cho
các hạng mục: Giải phóng mặt bằng; xây dựng các trục đường trong Công viên; các
trạm cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải, rác thải; cơ sở hạ tầng Phân khu động
vật hoang dã, Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển động vật hoang dã.
Để thu hút đầu tư vào dự án, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch thu hút
đầu tư theo từng giai đoạn cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm
đảm bảo tiến độ thực hiện.Theo đó, giai đoạn 2016 - 2017 ưu tiên thu hút vào
các hạng mục, phân khu: Thu hút đầu tư vào phân khu tái định cư đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội: Trường mầm non; nhà văn hóa; bảo
tồn, tôn tạo điểm văn hóa tâm linh Phật giáo; nhà tập thể thao; trung tâm y tế…
Thu hút đầu tư vào
một số hạng mục khu trang trại 2 thuộc Phân khu cây xanh sinh thái. Thu hút đầu
tư vào khu chăm sóc nghiên cứu như: các khu bệnh viện thú; trung tâm nghiên cứu
khoa học.
Giai đoạn 2018 -
2020 ưu tiên thu hút vào các hạng mục dịch vụ thuộc khu thú châu á thuộc phân
khu động vật hoang dã như: Bãi xe, các khu nhà dịch vụ, nhà tham quan…; một số
hạng mục khu Bungalow thuộc Phân khu cây xanh sinh thái; một số hạng mục thuộc
Phân khu trung tâm dịch vụ như: Đầu tư xây dựng nhà văn phòng, bãi để xe, khu
dịch vụ hỗn hợp (nhà hàng, phố ẩm thực….), khu dịch vụ khách sạn; khu vui chơi
giải trí theo chủ đề như: Khu phim trường; khu thế giới nước; khu vui chơi cảm
giác mạnh; khu biểu diễn nghệ thuật; khu mô hình các công trình Châu Á, Âu, Mỹ,
Phi, Úc; đầu tư xây dựng khu thể dục thể thao, khu dịch vụ ăn uống, nhà hàng;
trường đua ngựa.
Trong giai đoạn
2021-2030 sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thành phần thuộc Phân
khu động vât hoang dã, phân khu tái định cư, phân khu trung tâm dịch vụ và các
dự án thuộc phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề. Chuyển Công viên động vật
hoang dã sang mô hình công ty cổ phần trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối,
để quản lý hạ tầng và khai thác chăn nuôi động vật hoang dã cũng như khai thác
dịch vụ du lịch
Dựa trên các lợi thế về: Dự án lớn về du lịch và
được Chính phủ ưu tiên đầu tư hạ tầng; Được dư luận xã hội quan tâm và đồng
thuận; có vị trí thuận lợi; môi trường đầu tư tốt với các ưu đãi thu hút đầu
tư, tỉ suất lợi nhuận cao; tiềm năng kinh doanh lâu dài
Để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào dự án, tỉnh Ninh Bình đã xây
dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư. Các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào
dự án sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng, đào tạo nguồn nhân
lực, công tác thông tin, tuyên truyền...
Trong thời gian
tới Ban quản lý sẽ đẩy mạnh công tác quảng bá thu hút đầu tư bằng các chính
sách: Hội thảo với các nhà đầu tư; Cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư; cam kết
giải phóng mặt bằng đúngthời hạn và rút ngắn thời gian thủ tục pháp lý.
Ngoài các chính
sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh Ninh Bình thì các dự án của doanh nghiệp
đầu tư tại Công viên Động vật hoang dã được hỗ trợ như dự án nông nghiệp áp
dụng công nghệ cao theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng
10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn.
Cũng theo ông Phạm
Văn Thành: Quan điểm thu hút đầu tư của tỉnh là kêu gọi đầu tư theo hướng trọng
tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tập trung thu hút, kêu gọi đầu tư các đối tác
chiến lược, các địa bàn, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài vào
Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình; khai thác tốt các tiềm
năng, thế mạnh nhằm phát triển tốt các hoạt động kinh doanh thương mại - dịch
vụ và du lịch; giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Một số hình ảnh