Trung tâm bảo tồn Gấu Ninh Bình nơi trở những cá thể Gấu được tự do trở về với thiên nhiên.
Hôm 17 tháng 11 năm 2022, CƠ SỞ BẢO TỒN
GẤU Ninh Bình đã kỷ niệm năm năm chuyến cứu hộ gấu đầu tiên về CƠ SỞ BẢO TỒN GẤU
Ninh Bình, đánh dấu bước tiến quan trọng của FOUR PAWS trong nỗ lực giải cứu và
chăm sóc các cá thể gấu đã từng bị lấy mật, cung cấp nơi ở an toàn trong môi
trường bán hoang dã nhằm giúp các cá thể gấu này phục hồi tập tính tự nhiên và
được sống cuộc sống phù hợp với loài sau nhiều năm bị nuôi nhốt trong chuồng
cũi chật hẹp, nhờ đó góp phần chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu lấy mật và bảo vệ quần
thể gấu ngoài tự nhiên.
Đứng trước lo ngại về các tác động tiêu cực từ việc nuôi nhốt và
đối xử ngược đãi với gấu trên lãnh thổ Việt Nam, năm 2016, Cơ sở bảo tồn gấu
Ninh Bình được thành lập với mục đích cứu hộ và nuôi dưỡng các cá thể gấu, đưa
chúng trở về với môi trường tự nhiên.
Sau 5năm hoạt động, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đã tổ chức cứu
hộ thành công và đưa được 40 cá thể gấu ngựa trở về với môi trường bán hoang dã.
Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình nằm cách trung tâm
thành phố Ninh Bình khoảng 35 km về hướng Tây, vì là tuyến đường không có xe
buýt, nên du khách sẽ tự di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô hoặc thuê xe dịch vụ
đi Quốc lộ 1A về hướng Quốc lộ 12B. Cơ sở bảo tồn gấu Ninh
Bình thuộc phân khu cây xanh sinh thái của Công viên động vật hoang dã quốc gia
tại địa bàn xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.Nằm cách thành phố Ninh
Bình khoảng 40km theo trục đường Cúc Phương-Bái Đính, Cơ sở bảo tồn gấu Ninh
Bình nổi bật giữa bạt ngàn cây xanh với hệ thống nhà gấu, khu bán hoang dã, là
nơi nhiều cá thể gấu đang được sống với môi trường tích cực..
Theo chủ trương đầu tư thì dự án xây dưng trang trại gấu có diện
tích sử dụng 10ha với hình thức sử dụng đất là thuê đất 70 năm. Diện tích đất
đã được cấp sổ đỏ là 35.402m2, diện tích đất đã được bàn giao nhưng chưa được
cấp sổ đỏ là 16.420 m2.
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn theo chủ trương đầu tư
là106.947 triệu đồng (Một trăm linh sáu tỷ, chín trăm bốn mươi bẩy triệu đồng
chẵn), 100% huy động từ tổ chức FOUR PAWS International, Viên,
Áo. Trong đó tổng vốn đầu tư đã thực hiện tới nay là hơn 150 tỷ đồng
Tính tới nay, giai đoạn 1 của dự án đã được
hoàn thành trên diện tích gần 3,6 ha có thể tiếp nhận 44-50 cá thể gấu. Cơ sở vật
chất gồm 2 nhà gấu đôi và 4 khu bán hoang dã, đảm bảo khoảng 500m2/cá thể.
Phòng khám thú y được trang bị các thiết bị hiện đại như máy siêu âm, máy
X-quang, kính hiển vi, máy xét nghiệm máu và có bác sỹ thú y thường trú. Các
nhà chức năng khác như khu kiểm dịch, nhà kỹ thuật, nhà bếp cho gấu, phòng lạnh
trữ thức ăn gấu được xây dựng đồng bộ nhằm đảm bảo các điều kiện chăm sóc gấu. Khu vực đón tiếp du khách đã đi vào hoạt động và mở cửa đón khách từ
tháng 03/2019. Hiện nay, cơ sở bảo tồn gấu đang tiếp tục xây dựng giai đoạn II
của dự án.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ FOUR PAWS Quốc tế, nhiều
cá thể gấu cũng như các động vật hoang dã bị nuôi nhốt trong các điều kiện
không phù hợp với tập tính của loài đã được cứu trợ thành công. Trong đó, việc
cứu trợ các cá thể gấu ngựa đã đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Hiện Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình thực hiện 1 quy trình khép kín
bao gồm: nắm thông tin từ phía các cơ quan chức năng, hoặc người dân trình báo
- sau đó cán bộ, nhân viên của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình tới tận nơi để khảo
sát, thăm khám sức khỏe của mỗi cá thể gấu để có phương án thích hợp vận chuyển
về Cơ sở.
Về tới Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình, các cá thể gấu được cách ly
21 ngày. Trong thời gian này, gấu tiếp tục được thăm khám, điều trị bệnh rồi
đưa vào 1 trong 3 nhà gấu tại Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình.
Tại mỗi nhà gấu, hàng ngày các cán bộ, nhân viên của Cơ
sở bảo tồn gấu Ninh Bình đều dọn dẹp vệ sinh và cho gấu ăn. Khẩu phần của mỗi cá thể
gấu gồm 4kg thức ăn/ngày chia 3 bữa với các loại rau, củ, quả, trứng luộc, mật
ong...
Qua quá trình chăm sóc phục hồi sức khỏe, các cá thể gấu dần
thích nghi với môi trường mới, sức khỏe bình phục và tinh thần ổn định.
Ba nhà gấu của Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình đều sát các khu vực
bán hoang dã được rào chắn cẩn thận. Khi ở môi trường mới, các cá thể gấu sẽ
quen dần với hiệu lệnh của cán bộ, nhân viên chăm sóc và hòa nhập vào các khu
vực bán hoang dã. Như vậy là kết thúc 1 quy trình cứu trợ gấu.
Từ khi thành lập tới nay, Trung tâmđãphối hợp
với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại 2 xã Kỳ Phú và Cúc Phương, thực
hiện chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho học sinh tại 4 điểm
trường quanh khu vực rừng Quốc gia Cúc Phương. Tính đến năm học 2020-2021, hơn
3500 lượt học sinh của Kỳ Phú và Cúc Phương đã tham gia chương trình này.
Ngoài ra FOUR PAWS Việt còn tổ chức nhiều
chương trình phổ biến kiến thức về phúc lợi động vật và nâng cao nhận thức bảo
tồn cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội và các đoàn tham quan tới cơ sở
bảo tồn Gấu Ninh Bình. Với phương pháp sáng tạo và kiến thức cập nhật liên tục,
hiện tại các hoạt động giáo dục này vẫn đang được duy trì thường xuyen và được
các bạn học sinh, sinh viên tích cực hưởng ứng.
Trung tâm được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận
là điểm du lịch ngày 22/01/2020, hiện là điểm dừng chân thăm quan của nhiều
đoàn khách trong nước và quốc tế. Khách tới thăm quan tại trung tâm có thể tận
mắt nhìn thấy gấu ở khu bán hoang dã, được tham gia các hoạt động giáo dục về
phúc lợi động vật, bảo tồn thiên nhiên và các loài hoang dã, các hoạt động trải
nghiệm thực tế như trồng cây, dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đồ ăn cho gấu, v.v,
ngoài ra trung tâm còn cung cấp thêm các dịch vụ phục vụ du khách như đồ ăn
chay, đồ lưu niệm, tham quan có hướng dẫn….Tuy nhiêncũng chịu sự tác động chung
của dịch Covid-19nên lượng khách tới trung tâm đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm
ngoái, lượng khách ước đạt khoảng gần 3.000 lượt người/năm.
Với mục tiêu hỗ trợ các loài động vật yếu thế một cách nhanh
chóng và trực tiếp, cán bộ, nhân viên của Cơ sở đã tìm đến nhiều tỉnh, thành để
giải cứu các cá thể gấu bằng sự thuần thục, chuyên nghiệp.
Bài, ảnh: HCTH